Nhiễm độc thủy ngân
Nhiễm độc thủy ngân

Nhiễm độc thủy ngân

Ngộ độc thủy ngân hay Nhiễm độc thủy ngân là một dạng ngộ độc kim loại do tiếp xúc với thủy ngân.[1] Các triệu chứng phụ thuộc vào loại, liều lượng, phương pháp và thời gian tiếp xúc.[2] Chúng có thể bao gồm yếu cơ, phối hợp kém, tê ở tay và chân, nổi mẩn da, lo lắng, gặp vấn đề về trí nhớ, nói khó khăn, khó nghe hoặc gặp khó khăn khi nhìn.[3] Phơi nhiễm mức độ cao với methyl thủy ngân được gọi là bệnh Minamata. Phơi nhiễm methyl thủy ngân ở trẻ em có thể dẫn đến acrodynia (bệnh da hồng) trong đó da trở nên hồng và bong tróc. Các biến chứng lâu dài có thể bao gồm các vấn đề về thận và giảm trí thông minh.[4] Tác dụng của việc tiếp xúc với liều thấp trong thời gian dài với methylmercury là không rõ ràng.[5]Dạng thủy ngân gây nhiễm độc bao gồm kim loại, trạng thái hơi, muốihợp chất hữu cơ. Hầu hết các hình thức tiếp xúc là từ ăn cá, trám răng bằng hỗn hống, hoặc tiếp xúc tại nơi làm việc. Ở cá, những loài ở vị trí cao hơn trong chuỗi thức ăn thường có hàm lượng thủy ngân cao hơn. Tuy ít phổ biến hơn, ngộ độc thủy ngân có thể xảy ra như một phương pháp tự tử. Các hoạt động của con người giải phóng thủy ngân vào môi trường bao gồm đốt than và khai thác vàng.[2] Các phương thức xét nghiệm máu, nước tiểutóc cho thủy ngân đều có thể thực hiện nhưng kết quả của chúng không liên quan rõ ràng đến lượng thủy ngân đang tồn trữ trong cơ thể.[1]Phòng ngừa bao gồm ăn chế độ ăn ít thủy ngân, loại bỏ thủy ngân khỏi các thiết bị y tế và các thiết bị khác, xử lý thủy ngân đúng cách và không khai thác thêm thủy ngân.[2][4] Ở những người bị ngộ độc cấp tính từ muối thủy ngân vô cơ, thải độc bằng axit dimercaptosuccinic (DMSA) hoặc dimercaptopropan sulfonat (DMPS) dường như cải thiện kết quả nếu được áp dụng điều trị trong vài giờ sau khi tiếp xúc. Phương thức thải độc này áp dụng cho những người tiếp xúc lâu dài là không rõ ràng.[6] Ở một số cộng đồng sống bằng nghề đánh bắt cá, tỷ lệ ngộ độc thủy ngân ở trẻ em đã lên tới 1,7 trên 100.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhiễm độc thủy ngân http://www.britannica.com/EBchecked/topic/375925 http://www.diseasesdatabase.com/ddb8057.htm http://www.emedicine.com/emerg/topic813.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=985.... http://www.medscape.com/viewarticle/587466 http://adsabs.harvard.edu/abs/1993ER.....60..320L http://adsabs.harvard.edu/abs/2006AtmEn..40.4048P http://www.europarl.europa.eu/news/expert/infopres... http://www.atsdr.cdc.gov/tfacts46.html#bookmark04 http://www.atsdr.cdc.gov/toxprofiles/tp46.pdf